Quản trị doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển. Vì thế đây luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vậy quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng, vai trò như thế nào? Hãy cùng santafetrailco.com giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp chính là những quy tắc, cơ chế được tạo ra nhằm kiểm soát, điều hành doanh nghiệp. Mục tiêu là đảm bảo sự cân bằng của các bên có liên quan như khách hàng, cổ động, lãnh đạo, quản lý…
Hiểu đơn giản thì quản trị doanh nghiệp chính là quá trình tác động liên tục có mục đích của người lãnh đạo đến người lao động. Nó bao gồm những hoạt động như điều hành, quản lý các mối quan hệ… nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế nó thường được thực hiện bởi người quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp.
II. Chức năng của quản trị doanh nghiệp như thế nào?
Sau khi đã biết được quản trị doanh nghiệp là gì, vấn đề tiếp theo bạn cần phải hiểu chính là chức năng của quản trị doanh nghiệp như thế nào.
1. Hoạch định chiến lược
Quản trị doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu, chiến lược cho doanh nghiệp. Do đó, khi thức hiện các chiến lược, kế hoạch, các nhà quản trị doanh nghiệp phải:
- Nắm rõ bối cảnh của thị trường kinh doanh.
- Hiểu được tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện tại như thế nào.
- Xác định được nguồn lực cần có, trách nhiệm của những bên liên quan đến doanh nghiệp.
- Ghi rõ các công việc cần được thực hiện trong phạm vi nguồn lực, thời gian sẵn có và điều kiện hoàn thành những mục tiêu đó.
2. Tổ chức
Chức năng tổ chức của quản trị doanh nghiệp được thể hiện qua các mảng:
- Tổ chức bộ máy nhân sự, mô tả rõ những quyền lợi, trách nhiệm của từng vị trí trong doanh nghiệp.
- Tiến hành phân công nhân sự, phân bố nguồn lực cho các phòng ban của doanh nghiệp.
- Xây dựng, ban hành các chính sách, cơ chế của doanh nghiệp để các bộ phận thực hiện hiệu quả nhất.
3. Quản lý, lãnh đạo
Sau khi đã hoàn thành những nội dung về công tác quản lý thì quản trị doanh nghiệp sẽ thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý theo quy định.
Trong quá trình này, công việc của quản trị doanh nghiệp là gì? Các nhà quản trị sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến cơ chế, hành vi nhằm khuyến khích người lao động nỗ lực làm việc.
4. Kiểm soát, điều chỉnh
Các nhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, theo sát sự hoạt động của doanh nghiệp để có thể đánh giá cũng như cập nhật tình hình kịp thời.
Trong quá trình này, người làm quản trị doanh nghiệp sẽ nằm được điểm mạnh, sự bất cập của doanh nghiệp. Qua đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp để cải thiện tốt hơn.
III. Phân biệt quản trị doanh nghiệp với quản trị kinh doanh
Thực tế, khi tìm hiểu quản trị doanh nghiệp là gì, rất nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn với khái niệm quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, 2 khái niệm này không hề giống nhau. Cụ thể như sau:
Khái niệm:
- Quản trị doanh nghiệp là hệ thống các cơ chế, quy định, chính sách để kiểm soát và vận hành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
- Quản trị kinh doanh là công việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, sản xuất của một doanh nghiệp nào đó do ban giám đốc thực hiện.
Mục tiêu:
- Quản trị doanh nghiệp hướng đến việc ngăn ngừa, hạn chế người lãnh đạo lạm dụng chức quyền của mình để chiếm đoạt tài sản, cơ hội của doanh nghiệp. Đảm bảo sự công bằng về quyền lợi, trách nhiệm của các bên có liên quan.
- Quản trị doanh nghiệp, người lãnh đạo sử dụng quyền hạn của mình để phục vụ cho lợi ích chung của doanh nghiệp. Đảm bảo quá trình vận hành hoàn thành đúng hạn, khối lượng công việc.
Phạm vi:
- Quản trị doanh nghiệp: bao gồm tất cả hoạt động của doanh nghiệp.
- Quản trị kinh doanh: tập trung vào những hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Phương pháp:
- Quản trị doanh nghiệp sử dụng các phương pháp quản lý như quản lý rủi ro, chiến lược, quản lý văn hóa… để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
- Quản trị kinh doanh sử dụng các phương pháp như quản lý tài chính, quản lý nhân sự… để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
IV. Những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Thực tế công việc quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, do đó nhà quản trị cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây để có thể quản lý doanh nghiệp tốt hơn.
1. Tìm hiểu thông tin về hoạt động kinh doanh
Nhà quản trị cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp của mình qua chỉ số thị trường, tin tức, tài nguyên trực tuyến…
Thông qua những cách này, nhà quản trị sẽ đưa ra được quyết định quan trọng để giúp doanh nghiệp vượt qua được đối thủ, các mối đe dọa hay cuộc suy thoái kinh tế.
2. Sự quyết đoán
Một trong những nguyên tắc rất quan trọng của nhà quản trị doanh nghiệp là gì? Đó là sự quyết đoán, hành động nhanh chóng để các thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình không bị lãng phí.
3. Luôn quan tâm đến những thách thức
Mỗi doanh nghiệp luôn phải đương đầu với nhiều thách thức, mối đe dọa. Do đó, nhà quản trị phải biết được tất cả những đối đe dọa, thách thức mà doanh nghiệp có thể mắc phải để có hướng giải quyết tốt nhất.
Bên cạnh đó, nhà quản trị doanh nghiệp cũng phải trang bị đầy đủ kiến thức về cách xử lý khủng hoảng.
4. Phân tích, đánh giá
Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ có nhiều chiến lược khác nhau để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ phải biết cách phân tích từng chiến lược để biết chiến lược nào tốt, chiến lược nào không hiệu quả.
V. Kết luận
Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ quản trị doanh nghiệp là gì và chức năng của vị trí này trong các doanh nghiệp, công ty hiện nay. Nhìn chung, đây là công việc không hề đơn giản, cho dù bạn có kiến thức sâu rộng hay năng lực, kinh nghiệm tốt thì công việc quản trị vẫn luôn phát sinh ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Hãy tiếp tục theo dõi mục Kinh doanh của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác nhé.