Trong lĩnh vực thiết kế, in ấn và chế tác thì Artwork là một phần không thể thiếu. Vậy Artwork là gì? Khi thiết kế sản phẩm Artwork cần lưu ý những điều gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của santafetrailco.com nhé.
I. Artwork nghĩa là gì?
Artwork được hiểu là những sản phẩm mà bạn định đưa vào các ấn phẩm như sách, tạp chí, báo… trong lĩnh vực nghệ thuật gồm có tranh vẽ, hình ảnh, biểu đồ, đồ thị, bản đồ. Tuy nhiên, chúng lại không bao gồm văn bản, text.
Như vậy, với thắc mắc Artwork là gì thì đây chính là quá trình chuẩn bị những tập tin thiết kế nhằm đảm bảo sự trơn tru cho tất cả các tác phẩm sau khi chế tác. Trong đó mọi dữ liệu như cỡ chữ, độ phân giải, màu sắc đề phải được đảm bảo ở mức tốt nhất.
II. Công thức tạo ra Artwork là gì?
1. Hệ màu
Artwork dùng 3 bảng màu chính là RGB, CMYK và các đốm sắc trong Spot Colors.
Đối với những hình ảnh được chụp từ máy ảnh kỹ thuật số hay được đăng tải lên Internet thì đều được đổi sang hệ màu CMYK. Đây là một trong những bước rất quan trọng trước khi tiến hành chỉnh sửa Artwork. Nó góp phần tạo nên chất lượng của ấn phẩm sau khi in ấn hoàn thiện.
2. Kích thước
Như đã đề cập khi giải thích Artwork là gì? Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng của Artwork. Hầu hết các sản phẩm Artwork đều được in ấn trên khổ lớn. Sau đó, chúng sẽ được cắt theo kích thước chính xác của thành phẩm.
Điều này rất quan trọng, đặc biệt là những thiết kế đồ họa có phần rìa. Vì thế mà các nhà thiết kế thường để thừa khoảng 2-3cm, bởi nếu không khi in thì phần thông tin có thể bị ảnh hưởng.
3. Độ phân giải
Độ phân giải của các sản phẩm Artwork khá linh hoạt, có sự thay đổi tùy theo từng mặt hàng.
Theo quy ước chung, độ phân giải ít nhất của Artwork là 300DPI, như vậy thì mới đảm bảo được sự chất lượng, sắc nét.
4. Ký hiệu
Trong các sản phẩm Artwork, ký hiệu có vai trò rất đặc biệt. Nó giữ nhiệm vụ hướng dẫn và quy ước cho người sản xuất, in ấn.
Do đó, trong quá trình tạo Artwork, bạn phải để ý đến những ký hiệu như Crop mask, đường bế và đường cấn.
- Crop mask nghĩa là dấu xén: chúng cho phép người sản xuất, in ấn biết chính xác kích thước cần phải cắt sản phẩm sau khi bỏ phần lề. thông thường, crop mask sẽ được để bằng kích thước tràn lề (khoảng 2-3mm). Nhờ đó mà tối ưu được thời gian cho nhà sản xuất, cũng như giải được bài toán tiết kiệm.
- Đường bế: khi thiết kế, các designer hay dùng nét không đứt đoạn để người sản xuất biết được rằng cần bế đứt, đục lỗ…
- Đường cấn: dùng để thể hiện chỗ gấp và thường được xác định bằng đường đứt đoạn.
5. Final Artwork (Chỉnh sửa lần cuối)
Chỉnh sửa lần cuối trước khi in ấn sẽ giúp bạn sắp xếp lại phần nội dung văn bản, đảm bảo chúng không quá gần mép. Có thể thấy, việc kiểm tra lần cuối sẽ giúp bạn không bỏ qua bất kỳ lỗi nhỏ nào.
III. Những phương pháp truyền tải Artwork
Để được xem là Artwork thì những sản phẩm nghệ thuật phải được trình diễn trước công chúng. Vậy phương pháp truyền tải Artwork là gì? Đó là 3 loại hình cơ bản: nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật làm sẵn.
1. Nghệ thuật truyền thống
Nghệ thuật truyền thống là những loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống, văn hóa hàng ngày và được lưu truyền, phát triển từ thợ chính cho đến nhóm thợ học việc.
Các môn nghệ thuật truyền thống thường sử dụng chất liệu dân gian để thể hiện ý tưởng của mình thông qua không gian thoáng đãng, một trang giấy hoặc khung tranh.
Hội họa, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc và văn chương phần lớn sử dụng nghệ thuật truyền thống để thể hiện ý tưởng của mình thông qua Artwork.
2. Nghệ thuật biểu diễn
Đây là loại hình nghệ thuật mang tính thời hạn, được trình diễn trên sân khấu. Nghệ thuật biểu diễn phụ thuộc phần lớn vào người biểu diễn. Vì thế, người biểu diễn phải thể hiện chuẩn xác các kỹ thuật trình diễn, cảm xúc để tác động đến người xem.
Một số loại hình nghệ thuật biểu diễn như nhạc kịch, biểu diễn xiếc, thời trang…
3. Nghệ thuật làm sẵn
Nghệ thuật làm sẵn là những sản phẩm nghệ thuật mang tính đương đại do con người tạo nên từ những vật liệu nhân tạo. Loại hình nghệ thuật này có mối liên hệ chặt chẽ với nghệ thuật đương đại.
Điểm khác biệt trong cách thể hiện Artwork chính là không bị giới hạn về cách nghĩ khi chúng ta nhìn vào các sản phẩm đó. Bạn có thể suy nghĩ theo hình ảnh trực diện, hoặc một hàm ý nghệ thuật nào đó. Tất cả những cách này đều là chủ ý của nghệ thuật làm sẵn muốn truyền tải Artwork đến với công chúng.
IV. Một số ứng dụng tạo Artwork phổ biến
Để có được thành phẩm Artwork đẹp ấn tượng, bên cạnh việc hiểu được khái niệm Artwork thì bạn cũng cần sử dụng thành thạo một số phần mềm sau đây.
1. Adobe Photoshop
Đây là một trong những phần mềm rất đỗi quen thuộc với nhiều người. tuy nhiên, bên cạnh tính năng sửa ảnh thì Adobe Photoshop còn được dùng để thiết kế đồ họa.
Dựa vào việc thiết kế hình ảnh đã được xử lý cho đến sử dụng những nguồn tài nguyên khác, thậm chí là chèn văn bản, ghép ảnh thì những sản phẩm của Artwork được thực hiện trên Photoshop rất dễ dàng.
2. Adobe Illustrator
Adobe Illustrator cũng là phần mềm thiết kế phổ biến. Với phần mềm này, bạn có thể thiết kế logo, bảng biểu, icons… tùy theo từng mục đích.
Do Adobe Illustrator được tạo ra từ công cụ vector nên khi thay đổi kích thước thì chất lượng, độ sắc nét của hình ảnh cũng không bị ảnh hưởng.
3. Corel Painter
Với dân thiết kế đồ họa thì Corel Painter là phần công cụ không còn quá xa lạ. Phần mềm này có rất nhiều công cụ, tính năng hỗ trợ vẽ Artwork.
Những sản phẩm được tạo ra từ Corel Painter gần giống với truyền thống. Do đó, đây chính là phần mềm hỗ trợ đắc lực cho dân thiết kế đồ họa, vẽ tranh kỹ thuật số khi thiết kế Artwork đấy.
V. Kết luận
Hy vọng qua những thông tin cung cấp trên đây, bạn đã hiểu được Artwork là gì cũng như công thức để tạo ra một bản Artwork ấn tượng nhất. Để có thể giải đáp thêm nhiều thắc mắc khác, bạn hãy theo dõi chuyên mục Là gì của chúng tôi thường xuyên nhé.