Trong kết quả xét nghiệm máu sẽ có rất nhiều chỉ số khác nhau biểu thị và trong đó có chỉ số MCV. Vậy chỉ số MCV là gì? Chỉ số này nói lên điều gì?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Santafetrailco.com để biết thêm những lưu ý không thể bỏ qua về chỉ số MCV nhé!
I. Tổng quan về xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu hay còn gọi là xét nghiệm huyết học, xét nghiệm công thức máu là một trong những việc làm dùng để kiểm tra và phân tích máu nhằm xác định được các thông tin về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hematocrit, hemoglobin,…
Đây sẽ là căn cứ để phát hiện ra tình trạng thiếu máu, rối loạn hay các bệnh liên quán đến bạch cầu. Nhìn một cách tổng quát thì sẽ tùy vào mục đích cụ thể mà việc xét nghiệm máu sẽ đóng các vai trò khác nhau như:
- Chuẩn đoán bệnh lý
- Đánh giá tổng quát về sức khỏe
- Theo dõi tình trạng bệnh lý
- Theo dõi trong quá trình điều trị bệnh
II. Chỉ số MCV là gì?
1. MCV là gì?
Khi đi xét nghiệm máu bạn sẽ thường thấy trong tờ kết quả xét nghiệm có nhắc đến chỉ số MCV và đây là một chỉ số rất thường hay bắt gặp trong các xét nghiệm máu.
MCV là viết tắt của từ tiếng Anh Mean Corpuscular Volume, nó có nghĩa là thể tích trung bình hay còn gọi là khối lượng phân tử trung bình của hồng cầu có trong máu.
2. Lý do cần xét nghiệm chỉ số MCV
Xét nghiệm này cần thực hiện bởi vốn dĩ hồng cầu là một trong những tế bào chiếm số lượng lớn trong máu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố tạo ra màu đỏ cho máu và ngoài ra thì nó còn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là chuyển oxy đi từ phổi đến các mô và nó nhận CO2 từ các mô vận chuyển ngược lại phổi để đào thải.
Khi hồng cầu có những biến chuyển về kích thước to hay nhỏ cũng sẽ gây ra cho máu nhiều ảnh hưởng không tốt và nó biểu hiện rõ nhất bằng cách phản ánh lại sức khỏe của con người.
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm MCV
Thực hiện xét nghiệm MCV tại các cơ sở y tế thường sẽ phải thông qua các bước như:
- Bác sĩ chuẩn đoán sơ bộ và yêu cầu xét nghiệm.
- Nhân viên y tế tại phòng lấy máu sẽ lấy một lượng máu nhỏ trên tĩnh mạch người xét nghiệm.
- Máu được cho vào ống nghiệm và vận chuyển đến phòng xét nghiệm
- Bộ phận xét nghiệm tiến hành phân tích và đưa ra các thông số.
- Trả kết quả về cho bệnh nhân hoặc trả về phòng bác sĩ chuẩn đoán ban đầu.
III. Ý nghĩa của chỉ số MCV
Chỉ số MCV sẽ được tính từ Hematocrit và số lượng hồng cầu có trong máu. Trong trường hợp khỏe mạnh bình thường thì chỉ số MCV sẽ nằm trong mức 80 – 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1 triệu lít).
1. Trường hợp MCV ở mức cao ( MCV > 100 fl)
Nếu chỉ số MCV ở mức cao trên 100 fl thì khả năng cao là hồng cầu đang xảy ra tình trạng bị phì ra và có kích thước lớn. Điều này phản ánh rằng cơ thể đang gặp phải một trong các tình trạng sau:
- Cơ thể thiếu B12
- Axit folic trong cơ thể đang thiếu hụt
Trong trường hợp này thì tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp nhất đối với bệnh nhân. Trong đó, biện pháp hữu hiệu thường được sử dụng nhất vẫn là bệnh nhân cần phải có chế độ ăn uống và tập luyện để tăng sức khỏe cùng bổ sung thêm các loại vitamin thiếu hụt bằng thuốc hoặc các thực phẩm có chứa chúng.
2. Trường hợp MCV ở mức thấp (MCV < 80 fl)
MCV ở mức thấp hơn 80 fl thì nó biểu hiện cho cơ thể của bạn đang gặp một trong các tình trạng sau:
- Cơ thể đang bị thiếu sắt
- hội chứng thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh)
- Các bệnh hemoglobin
Trong trường hợp chỉ số MCV quá thấp thì có thể rằng cơ thể của bệnh nhân đang bị thiếu máu xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Suy thận
- Nhiễm độc chì
- Bệnh mãn tính
- Thiếu máu nguyên hồng cầu
Những người phụ nữ đang mang thai sẽ có chỉ số MCV thấp hơn người bình thường và chính vì thế trên trong thai kỳ việc bổ sung sắt cho cơ thể là rất quan trọng.
Từ các số liệu nghiên cứu RDI – Mỹ khuyến cáo về nhu cầu sắt hàng ngày của mỗi người sẽ là:
- 6,6 mg/ngày đối với trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi
- 8,8 mg/ngày đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi
- 10 mg/ngày đối với trẻ từ 1 đến 10 tuổi
- 12 mg/ngày đối với người từ 10 đến 18 tuổi
- 15 mg/ngày đối với người trưởng thành
- 10 mg/ngày đối với nữ giới sau giai đoạn mãn kinh
- 45 mg/ngày đối với phụ nữ đang mang thai
Mỗi người đều nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên đển dễ dàng theo dõi sự biến chuyển của các chỉ số và có biện pháp can thiệp kịp thời. Cũng như ở tình trạng MCV cao thì tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt mà bác sĩ sẽ có những hướng dẫn bổ sung cụ thể để chỉ số MCV trở lại mức bình thường.
IV. Những lưu ý khi xét nghiệm MCV
1. Lưu ý về biểu hiện cơ thể cần đi xét nghiệm MCV
Chỉ số MCV rất quan trọng, chính vì thế ngoài việc thăm khám định kỳ ra thì bạn cần phải theo dõi sự thay đổi của cơ thể. Nếu có những biểu hiện như sau thì bạn nên đi kiểm tra sớm tại các sơ sở y tế uy tín để có được kết quả và hướng điều trị chính xác nhất.
- Cơ thể xuất hiện các vết bầm, xuất huyết.
- Da xanh tái, nhợt nhạt.
- Chân tay lạnh,…
2. Lưu ý bắt buộc phải biết trước khi đi xét nghiệm MCV
Kết quả xét nghiệm chỉ số MCV sẽ chỉ hiển thị chính xác nhất sẽ là khi bạn nhịn đói trước xét nghiệm 6-8 giờ đồng hồ. Việc lấy máu xét nghiệm thực hiện khá nhanh chóng và không quá đau nên bạn không cần phải quá lo sợ. Trong một vài trường hợp lấy máu có thể xuất hiện vết bầm tím nhưng vết bầm này sẽ biến mất khá nhanh trong vài ngày.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu gặp bất thường thì bác sĩ sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng cũng như cơ thể của bệnh nhân để các chỉ số được trở lại ổn định.
Việc theo dõi sức khỏe là vô cùng quan trọng, mỗi người đều nên dành ra thời gian khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt được tình trạng sức khỏe và có những hướng điều chỉnh đúng.