Hiện nay, văn hóa đọc vẫn luôn được khuyến khích, tôn vinh. Những cuốn tiểu thuyết, truyện tranh sẽ giúp chúng ta mở rộng vốn từ, kiến thức cũng như giúp thư giãn, thoải mái hơn. Vậy tiểu thuyết là gì? Hãy cùng santafetrailco.com giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
I. Tiểu thuyết là gì?
Tiểu thuyết chính là một tác phẩm dài ở dạng văn xuôi hư cấu, sử dụng nhân vật, hoàn cảnh hay sự việc nào đó để phản ánh xã hội theo một chủ đề nhất định.
Tương tự như truyện ngắn, tiểu thuyết có những đặc điểm như đối thoại, tình tiết cao trào, xung đột, giải quyết những xung đột đố. Tuy nhiên, tiểu thuyết không đòi hỏi tất cả những yếu tố này để trở thành cuốn sách hay.
Bên cạnh đó, tiểu thuyết cũng được hiểu là chuỗi sự kiện bao gồm nhiều nhân vật, một bối cảnh và một cái kết.
II. Đặc điểm phong cách của tiểu thuyết
Để có thể hiểu chính xác tiểu thuyết là gì, chúng ta cần nắm rõ được những đặc điểm của thể loại văn học. Dưới đây là một số đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết.
1. Tính văn xuôi
Đây là phương thức tự sự rất tiêu biểu của thể loại văn học kể chuyện. Tính văn xuôi giúp mô tả khối lượng nội dung lớn một cách thống nhất, toàn vẹn và cho phép phơi bày những hiện thực của đời sống xã hội.
2. Nghệ thuật kể chuyện
Các tác phẩm tiểu thuyết cần có nghệ thuật kể chuyện riêng biệt. Các tác giả sẽ dùng góc độ của người kể chuyện để miêu tả về sự thay đổi tâm lý của nhân vật.
Với các điểm nhìn khác nhau, tiểu thuyết mang đến các giá trị và nội dung khác nhau cho người đọc.
3. Tính đa dạng thẩm mỹ
Thực tế, tiểu thuyết không có quá trình chọn lựa màu sắc đặc thù do nội dung thể hiện mà tập trung mô tả sự pha trộn hài hòa các yếu tố của nội dung như cái đẹp, xấu, cái bi, hài, cái ác…
4. Tính hư cấu trong tiểu thuyết là gì?
Những nội dung hư cấu cho phép tiểu thuyết tái hiện thời gian, nhân vật, câu chuyện một cách không gò bó. Bởi vậy mà tính hư cấu sẽ bộc lộ khả năng sáng tạo, sử dụng ngôn từ của tác giả.
5. Tính tổng hợp
Với khối lượng nội dung lớn, thể loại văn học cho phép tác giả kết hợp nhiều phong cách nghệ thuật của các thể loại khác nhau mà không hề bị giới hạn.
Những thủ pháp nghệ thuật thường được tổng hợp trong tiểu thuyết là xung đột xã hội, hiện thực đời sống, sự cân xứng, màu sắc… kết hợp với các bộ môn khoa học khác.
6. Phản ánh đời sống
Như đã chia sẻ khi giải thích sơ lược tiểu thuyết là gì. Đặc trưng lớn nhất của thể loại văn học này chính là khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách sinh động.
Với nội dung bao quát, những tác phẩm tiểu thuyết cho phép tác giả mở rộng tầm vóc hiện thực trong các tác phẩm của mình.
III. Các thể loại của tiểu thuyết
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tiểu thuyết có rất nhiều thể loại khác nhau. Sau đây là một số thể loại phổ biến.
1. Tiểu thuyết trinh thám
Đây là dòng tiểu thuyết có nội dung xoay quanh các vụ án, bí ẩn nào đó cần được giải quyết, khám phá và tìm ra thủ phạm. Mô típ truyền thống của tiểu thuyết trinh thám là hình tượng các thám tử tài ba và những vụ án vô cùng hóc búa.
Một số tác phẩm tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng như Sherlock Holmes, Nancy Drew, Hardy Boys,…
2. Tiểu thuyết giả tưởng
Tiểu thuyết giả tưởng là một trong những thể loại tiểu thuyết nhận được sự yếu thích từ đọc giả. Với nội dung là thế giới tưởng tượng ở tương lai, thế giới không có thật, phép thuật… thể loại tiểu thuyết này mang đến một thế giới mới rất độc đáo cho người đọc.
Một số bộ tiểu thuyết giả tưởng hay mà bạn có thể tìm đọc như Harry Potter, Chúa tể những chiếc nhẫn, Biên niên sử Narnia, Trò chơi vương quyền,…
3. Tiểu thuyết tình cảm
Tiểu thuyết tình cảm là thể loại tập trung vào những câu chuyện tình yêu lãng mạn. Dòng tiểu thuyết tình cảm nổi tiếng nhất hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Một tác giả nổi tiếng của dòng tiểu thuyết này như Đồng Hoa, Mặc Bảo Phi Bảo, Diệp Lạc Vô Tâm, Thánh Yêu,…
4. Tiểu thuyết lịch sử
Đây là thể loại tiểu thuyết mô tả những câu chuyện hư cấu xảy ra tại thời điểm lịch sử có thật của nhân loại. Trong thể loại này, các nhân vật sẽ tồn tại ở trạng thái hư cấu hoặc có thật.
Những tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của thể loại này như Những người khốn khổ, Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà, Chiến tranh và hòa bình,…
5. Tiểu thuyết hư cấu hiện thức
Nội dung của thể loại tiểu thuyết này là tường thuật một sự việc, sự kiện hư cấu về những nhân vật không có thật nhưng lại tồn tại cùng dòng thời gian với thế giới này. Vậy nội dung đặc trưng của tiểu thuyết là gì? Nội dung của thể loại tiểu thuyết này được trình bày một cách trung thực, không có các yếu tố nghệ thuật hóa hay lãng mạn hóa.
Những tác phẩm tiểu thuyết hư cấu hiện thực thường có lượng thông tin lớn. Một số tác giả nổi tiếng của dòng tiểu thuyết này như Mark Twain, Honore de Balzac, Anton Chekhov…
6. Tiểu thuyết kinh dị
Dòng tiểu thuyết này thường được kết hợp với các yếu tố giả tưởng, trinh thám. Đặc trưng nổi bật nhất của tiểu thuyết kinh dị là những chi tiết đáng sợ, khiến độc giả phải hồi hộp, sợ hãi.
Những cuốn tiểu thuyết kinh dị thường xoay quanh các vụ thảm án, yếu tố ma quỷ, tâm linh… Một số tác phẩm tiểu thuyết kinh dị hay mà bạn có thể tìm đọc như Bạch dạ hành, Kỳ án ánh trăng, Tokyo hoàng đạo án, Người tìm xác,…
IV. Kết luận
Qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu được tiểu thuyết là gì cũng như đặc điểm của thể loại văn học này rồi đúng không. Để có thể giải đáp nhiều thắc mắc khác trong đời sống, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục là gì của chúng tôi mỗi ngày nhé.